Hầu hết trong các công ty văn phòng hiện nay, vách ngăn đã trở thành một trong những món đồ nội thất quan trọng không thể thiếu. Vậy vách ngăn văn phòng là gì? Cách lắp đặt vách ngăn văn phòng như thế nào? Mời bạn đọc và tham khảo ngay thông tin ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất. Đảm bảo sẽ không làm tốn thời gian của bạn đâu.
Vách ngăn văn phòng là gì? Có mấy loại vách ngăn văn phòng?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì vách ngăn văn phòng là một loại sản phẩm sử dụng để ngăn cách từng vị trí làm việc trong ngăn phòng. Vách ngăn sẽ giúp chia không gian thành từng ô nhỏ tạo không gian riêng cho mỗi nhân viên, đồng thời cũng tạo ra một không gian gọn gàng, chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, lắp đặt vách ngăn văn phòng còn giúp tiết kiệm tối đa diện tích, tối ưu hóa được những khoảng trống dư thừa. Từ đó nhìn tổng thể cả văn phòng sẽ trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn.
Hiện nay trên thị trường, lắp đặt vách ngăn văn phòng được chia thành 4 loại chủ yếu là vách ngăn gỗ, vách ngăn kính kết hợp gỗ, vách ngăn nỉ và vách ngăn kính kết hợp nỉ.
Lắp đặt vách ngăn văn phòng gỗ
Gỗ sử dụng làm vách ngăn chủ yếu là gỗ công nghiệp như Laminate, Veneer, Melamine,…Theo đánh giá của người tiêu dùng, vách ngăn gỗ công nghiệp loại Veneer là tốt nhất trong phân khúc về chất lượng. Còn gỗ Melamine được đánh giá là loại vách ngăn có giá thành dễ chịu nhất.
Nhìn chung, nếu như bạn muốn có một không gian văn phòng sang trọng theo hơi hướng tự nhiên thì lắp đặt vách ngăn văn phòng gỗ chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Vách ngăn gỗ đáp ứng ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí từ tính thẩm mỹ đến độ bền. Ngoài ra, chất liệu này còn hạn chế tối đa tình trạng bám bụi trong quá trình sử dụng giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
Lắp đặt vách ngăn văn phòng kính kết hợp gỗ
Đúng như tên gọi của sản phẩm, đây là loại vách ngăn có sự tham gia từ cả 2 loại chất liệu là kính và gỗ tạo nên sự độc đáo, khác biệt. Phần viền của vách ngăn được làm bằng gỗ còn phần bên trong được làm từ chất liệu kính giúp cho mọi người dễ dàng quan sát không gian xung quanh.
Khi lắp đặt vách ngăn văn phòng gỗ kính bạn sẽ có cảm giác không gian như được mở ra trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn. Cùng với những ưu điểm nổi bật của vách ngăn gỗ như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, vách ngăn gỗ kính chính là sự lựa chọn của nhiều khách hàng yêu thích sự sang trọng, tinh tế.
Lắp đặt vách ngăn văn phòng nỉ
Vách ngăn nỉ mới được ra mắt trên thị trường vài năm trở lại đây nên chưa được nhiều người biết đến giống như vách ngăn gỗ, vách ngăn gỗ kính. Tuy nhiên, vách ngăn nỉ cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều văn phòng. Bởi vách ngăn nỉ có đa dạng nhiều màu sắc cho người dùng có nhiều sự lựa chọn. Hơn nữa vách ngăn nỉ con có khả năng tiêu âm cực kỳ hiệu quả.
Nhưng lắp đặt vách ngăn văn phòng nỉ có một nhược điểm mà bạn cần lưu ý đến đó chính là bám bụi nên nếu muốn màu sắc luôn tươi sáng thì bạn cần phải thường xuyên lau chùi, vệ sinh.
Lắp đặt vách ngăn văn phòng kính kết hợp nỉ
Nếu như bạn muốn có một không gian thông thoáng hơn mà vẫn thích dùng vách ngăn nỉ nhiều màu sắc thì hãy chọn lắp đặt vách ngăn văn phòng kính kết hợp nỉ. Cũng giống như vách ngăn gỗ kính, vách ngăn nỉ có phần viên bằng chất liệu nỉ còn bề mặt trên trong được làm từ kính.
Hướng dẫn lắp đặt vách ngăn văn phòng chi tiết
Việc lắp đặt vách ngăn văn phòng nhìn chung khá đơn giản, tuy nhiên đối với những người lần đầu lắp đặt thì có lẽ sẽ gặp phải một chút khó khăn xảy ra. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần thực hiện theo từng bước mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây là mọi việc sẽ đâu vào đấy cả thôi.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư thi công để lắp đặt vách ngăn văn phòng
Trước khi bắt tay vào lắp đặt vách ngăn văn phòng, để các bước sau đó được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn thì bắt buộc bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư thi công sau đây: búa, kìm rút ri-vê, kìm, kéo cắt, tuốc-rơ-vít, kéo cắt ty, khóa 10, thước dây, ống cân ni-vô, dây căng, quả dọi, thang nhôm, dụng cụ bảo hộ, thước thủy, bút chì, dao nhọn, dao trét, cưa, khoan điện, ổ cắm quay, thanh đứng TC65/TC75, thanh ngang TC66/TC76,..
Bước 2: Lắp đặt vách ngăn văn phòng – thanh ngang
Dùng quả dọi để kiểm tra độ vuông góc giữa tường với thanh ngang đồng thời xác định vị trí lắp thanh ngang. Lưu ý độ sai lệch 2 thanh không được quá 2mm, độ hở giữa sàn nhà, trần nhà và thanh ngang không được quá 5mm. Mỗi một thanh ngang lắp cố định bằng 4 vis, mỗi vis cách nhau 500mm.
Bước 3: Lắp đặt vách ngăn văn phòng – thanh đứng
Sau khi đã lắp cố định thanh ngang, bước tiếp theo là lắp thanh đứng lên trên các thanh ngang. Khoảng cách giữa trần nhà với một đầu của thanh đứng đảm bảo ở 6-10mm. Còn khoảng cách giữa thanh đứng với nhau khoảng 600mm, hoặc tùy theo chiều rộng của tấm thạch cao để điều chỉnh khoảng cách có thể là 305mm hoặc 406mm.
Lắp xong thanh ngang và thanh đứng thì một lần nữa sử dụng dây để kiểm tra khe hở, độ phẳng. Sau đó dùng rive hoặc vis để cố định cách thanh.
Bước 4: Lắp đặt vách ngăn văn phòng – thanh liên kết ngang
Nếu muốn vách ngăn thêm phần chắc chắn, ổn định hơn bạn nên lắp thêm một số các thanh liên kết. Giữa các thanh này để khoảng cách là 600mm.
Bước 5: Lắp tấm thạch cao lên trên khung vách ngăn
Sau khi lắp đặt xong phần khung vách ngăn, nên chờ thời gian cho các công đoạn khác trong văn phòng như điện, nước,..hoàn thành thì mới tiếp tục đến bước lắp thạch cao.
Thạch cao lắp từ trần xuống sàn với khoảng cách tối thiểu ít nhất là 10mm. Đối với tấm thạch cao 1 lớp, khoảng cách bắt vis với cạnh biên của tấm là 300mm và với tâm chính giữa là 300mm.
Với thạch cao 2 lớp, bắt vis cho lớp 1 nhờ tấm lở, lớp thứ 2 bắt vis so le với lớp đầu khoảng cách khoảng 600mm.
Trong trường hợp lắp đặt trần chìm bên trong vách thì nên lắp trần trước sau đó mới lắp vách ngăn. Còn trường hợp vách ngăn văn phòng có gắn bông thì lắp vách ngăn rồi mới thi công trần.
Bước 6: Xử lý khi lắp đặt vách ngăn văn phòng xong
Lắp tấm thạch cao xong thì chúng ta sẽ xử lý các mối ghép bằng bột trét và lưới. Trường hợp vách dài hơn 10m thì cứ mỗi 5m bạn nên tạo đường giăng tránh sau này bị nứt vách ngăn.
Bước 7: Nghiệm thu khi lắp đặt vách ngăn văn phòng xong
Cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các bước lắp đặt vách ngăn văn phòng bên trên thì vệ sinh bề mặt vách ngăn sạch sẽ bằng khăn tay và dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi nghiệm thu là xong.
Trên đây Nội Thất Hòa Phát đã hướng dẫn đến bạn chi tiết cách lắp đặt vách ngăn văn phòng. Hy vọng rằng có thể giúp cho bạn hiểu hơn về vách ngăn văn phòng cũng như cách lắp đặt sản phẩm này. Nếu như bạn còn câu hỏi thắc mắc nào liên quan hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian nhanh nhất. Và cuối cùng, đừng quên chia sẻ đến với người thân, bạn bè của mình cùng tham khảo nha.
- Địa chỉ: 55 Bạch Đằng, P 15, Q Bình Thạnh, TPHCM
- Website: https://hoaphatnoithat.com.vn/
- Hotline: 0918 120 129 (8h00-17h00)
- Tư vấn: (028)3511.8666 – (028)3511.9666
- Email: info@hoaphatnoithat.com.vn